Cỏ sân golf là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của sân golf. Hiện nay có rất nhiều loại cỏ tự nhiên và nhân tạo được dùng trongsân golf. Hãy cùng Vina Golf Center sẽ tìm hiểu về phân loại, so sánh và cách chăm sóc cỏ trên sân golf thông qua bài viết sau nhé.
Cỏ sân golf là cỏ gì?
Cỏ sân golf là loại cỏ đặc biệt đáp ứng những yêu cầu khắt khe về địa hình và hoạt động đánh bóng trên sân như:
Chịu Được Khí Hậu Khắc Nghiệt
Cỏ sân gôn phải đối mặt trực tiếp với các yếu tố thời tiết khắc nghiệt trong thời gian dài, đặc biệt là khí hậu ở Việt Nam. Đòi hỏi cỏ phải có độ bền và khả năng chống chịu cao với khí hậu nắng nóng, mưa lớn.
Cứng Cáp và Đàn Hồi
Bề mặt cỏ sân golf sẽ phải chịu những tác động lớn từ các hoạt động như đi bộ, đánh bóng của golf thủ. Do đó, loại cỏ được chọn cho sân golf phải có độ cứng cáp và đàn hồi tốt, bảo đảm rằng bề mặt sân luôn giữ được hình dáng và độ mịn màng sau những hoạt động này.
Đặc Điểm Cỏ Phù Hợp Với Mỗi Vị Trí
Sân golf bao gồm nhiều khu vực với tính chất khác biệt, và mỗi khu vực sử dụng một loại cỏ riêng. Dưới đây là một số khu vực quan trọng:
- Khu Vực Green: Đây là vùng cỏ xung quanh lỗ golf, nơi bóng golf sẽ đi vào lỗ. Loại cỏ ở đây cần mềm mịn và được cắt tỉa ngắn để đảm bảo rằng bóng golf dễ lăn vào lỗ mà không bị lệch hướng do cỏ gây ra.
- Khu Fairway: Đây là khu vực nằm giữa điểm xuất phát và Green, thường được gọi là khu đường lăn bóng. Cỏ ở khu vực này phải mịn và được cắt ngắn để đảm bảo rằng bóng golf chạy theo đường thẳng và không bị lệch hướng.
- Khu Rough: Đây là khu vực gồ ghề, nhiều chướng ngại vật và thử thách. Loại cỏ dùng ở khu vực này thường có độ cứng, thô hơn và được cắt cao hơn. Điều này làm tăng khó khăn cho người chơi khi họ phải đưa bóng ra khỏi khu vực này.
2. Các loại cỏ trồng trên sân golf
Có hiểu biết về lĩnh vực cỏ sân golf là cỏ gì sẽ giúp người chơi dễ dàng đánh giá chất lượng sân golf và lựa chọn cho mình sân chơi thích hợp. Nếu một nhà đầu tư biết rõ sân golf trồng cỏ gì sẽ đảm bảo chất lượng và khả năng phát triển của sân golf. Ngoài đặc điểm thì giá cỏ sân golf sẽ có sự khác biệt tùy theo việc lựa chọn các loại cỏ sân golf . Sau đây là một số loại cỏ sân gôn phổ biến.
2.1. Cỏ Bentgrass siêu bền
Cỏ Bentgrass là một trong các loại cỏ sân golf phổ biến nhất. Đây là loại cỏ cực kỳ bền và khả năng phục hồi tốt, phù hợp với cường độ vận động trên sân golf. Khả năng sinh trưởng, phân nhánh và phát triển của cỏ Bentgrass cũng vô cùng tốt.
Lá cỏ Bentgrass có thể dài từ 7-9cm trong điều kiện chăm sóc lý tưởng. Lá cỏ mịn và xanh tươi, phù hợp trồng trên sân golf.
2.2. Cỏ Bermuda Grass
Các loại cỏ trồng sân golf rất đa dạng, cỏ Bermuda Grass là loại rất được ưa chuộng khi xây dựng một sân golf. Bermuda Grass thường được tìm thấy ở những bẫy cát trên sân golf hay ở khu vực Green, Fairway.
Đây là loại cỏ có rễ bám chặt, sâu, lá nhỏ, mịn nên không cản đường bóng lăn. Sức sinh trưởng của Bermuda cũng được đánh giá cao, chi phí bảo dưỡng phải chăng nên thường được sử dụng nhiều.
Điểm cộng khác của loại cỏ này đó là khả năng chịu nhiệt, chịu hạn tốt. Cỏ Bermuda Grass có thể sinh trưởng ở nhiệt độ lên đến 43 độ C.
2.3. Cỏ Perennial Ryegrass cực dễ trồng
Cỏ Perennial Ryegrass là loại cỏ sân golf cực kỳ dễ trồng và có độ ứng dụng cao. Perennial Ryegrass phù hợp với khu vực có khí hậu nóng ẩm điển hình như Châu Á. Các sân golf Việt Nam đa phần sử dụng cỏ Perennial Ryegrass.
Perennial Ryegrass có khả năng sinh trưởng cực kỳ tốt nên rất dễ trồng, không cần tốt nhiều công sức để chăm bón, cắt tỉa. Khả năng sinh tồn và phục hồi của chúng cũng vô cùng đáng nể nên dễ dàng chịu được cường độ hoạt động trên sân golf.
2.4. Cỏ Zoysia
Trong số các loại cỏ trên sân golf thì cỏ Zoysia thích hợp trồng ở những khu vực Đông Nam Á nhất. Bởi loại cỏ này chịu được khí hậu nhiệt đới gió mùa, có rễ mọc sâu, cắm chặt.
Cỏ Zoysia dễ chăm sóc, bảo trì nên được sử dụng phổ biến tuy nhiên phát triển khá chậm nên không được dùng nhiều như Bentgrass và Bermuda Grass.
2.5. Cỏ Poa Annua Grass
So với những loại cỏ kể trên thì Poa Annua Grass không phải là một loại cỏ sân golf phổ biến hay thường thấy hiện nay. Loại cỏ này bị không thích hợp trồng ở khu vực có lượng mưa thấp, rễ nông và cần được chăm sóc kỹ càng nên không được các chủ xây dựng sân golf chọn dùng nhiều.
2.6. Cỏ Fescue cho sân golf
Fescue là loại cỏ có khả năng chịu nhiệt tốt, phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết nên được xem là loại cỏ phổ biến, thường thấy tại các sân golf. Ngoài ra Fescue rất dễ chăm sóc, không cần tốn nhiều thời gian tưới, chăm bón. Fescue thường được sử dụng trên các khu vực Fairway.
2.7 Cỏ Paspalum
Cỏ Paspalum, hay còn gọi là seashore Paspalum, là một loại cỏ phổ biến được trồng rộng rãi trên các sân golf và trong các khu vườn tại Việt Nam. Loại cỏ này có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được ưa chuộng vì nhiều đặc điểm nổi bật: Thảm Cỏ Xanh Mướt, Hình Thái Hấp Dẫn, Độ Bền Và Màu Xanh Kép, Độ Cao Lá Lý Tưởng, Sức sống mạnh.
So sánh cỏ sân Golf tự nhiên và nhân tạo
Với sự lựa chọn giữa cỏ tự nhiên và cỏ nhân tạo khi xây dựng sân Golf, cả hai đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Điều quan trọng là bạn cần nắm rõ các đặc điểm chính của từng loại cỏ để đưa ra quyết định sáng suốt.
So sánh | Cỏ tự nhiên | Cỏ nhân tạo |
Hình thức | Đẹp tự nhiên, có sức sống | Đẹp, đồng đều |
Khả năng Chống Chịu Thời Tiết | Chịu được ở mức cơ bản, không chống được biến đổi khí hậy | Bằng nhựa tổng hợp, phù hợp với mọi khí hậu |
Thời Gian Thi Công | Từ 2 đến 4 tháng để cỏ phát triển và đạt tiêu chuẩn | Có thể sử dụng ngay sau khi hoàn thành thi công |
Chi Phí Bảo Dưỡng | Cao – đòi hỏi bảo dưỡng liên tục hàng tuần | Thấp – Ít yêu cầu bảo dưỡng |
Chi Phí Vật Liệu Cỏ | Đắt, dao động từ 230.000 đến 800.000 VNĐ/m2 | Thấp hơn, thường trong khoảng từ 200.000 đến 300.000 VNĐ/m2 |
Quy trình trồng cỏ sân golf
Kỹ thuật trồng cỏ sân golf đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sân golf luôn ở trạng thái tốt nhất, đáp ứng được tiêu chuẩn chuyên nghiệp. Sau đây là các bước trồng cỏ cho Sân golf:
Bước 1: Khảo Sát Tính Chất Đất
Đất sân golf có thể có đặc điểm riêng biệt tùy thuộc vào địa hình, loại đất, và điều kiện khí hậu. Dựa vào khảo sát, có thể đánh giá tính hợp lý của đất với loại cỏ sẽ trồng:
- Nếu đất không thích hợp, bạn cần phải làm đất bằng phẳng trước.
- Làm sạch đất bằng cách diệt cỏ dại và sâu bọ bằng phương pháp đầm và sử dụng thuốc.
- Tưới nước đất để làm mềm đất và sau đó đầm kỹ để đất không bị lún.
- Tạo đường thoát nước để đảm bảo không xảy ra ngập úng sân golf.
Bước 2: Chuẩn Bị Đất Với Dinh Dưỡng
Để tạo một mảnh đất phù hợp với loại cỏ cần tạo một lớp mùn bổ sung và pha trộn dinh dưỡng cho đất.
- Sử dụng mùn cỏ và phân bò, tro, xác dừa, vỏ trấu để tạo ra môi trường đất giàu dinh dưỡng.
Bước 3: Trồng Cỏ và Bảo Dưỡng
- Chọn loại cỏ phù hợp nhất với đất và điều kiện của vị trí trồng. Loại cỏ thích hợp sẽ giúp đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và tốt nhất.
- Xé nhỏ cỏ và rải đều lên bề mặt đất.
- Sử dụng đất bùn và tro trấu để giữ gốc cỏ bén rễ vào đất.
- Đảm bảo việc đầm cỏ đúng cách để cố định cỏ vào đất, giúp chúng tiếp xúc và bén rễ một cách tốt nhất.
Kỹ thuật trồng cỏ sân golf quan trọng nhất là tạo ra một mảnh đất sạch và có độ ẩm tốt.
3. Cách chăm sóc cỏ sân golf
Chăm sóc cỏ sân golf là bước quan trọng duy trì sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế. Việc chăm sóc đúng cách giúp cỏ phát triển tốt nhất, đảm bảo một sân golf xanh mướt và đáng chơi. Dưới đây là quy trình chăm sóc cỏ sân golf được chia sẻ từ các chuyên gia mà bạn không nên bỏ qua.
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cỏ Sân Golf Trong Tháng Đầu Tiên
Trong tháng đầu tiên sau khi trồng cỏ, quy trình chăm sóc cỏ cần được thực hiện một cách cẩn thận:
- Tưới Nước: Thường xuyên tưới nước để cung cấp độ ẩm cho cỏ và thúc đẩy sự phát triển. Đặc biệt quan trọng đối với cỏ trồng ở vị trí cao.
- Bón Phân: cần bón phân 3 lần trong tháng đầu:
- Lần 1: Sau khoảng 5 ngày trồng, bón khoảng 2-2.5 kg DAP/100m2.
- Lần 2: Sau khoảng 15 ngày, bón 3 kg DAP/100m2.
- Lần 3: Khoảng 1 tháng sau khi trồng cỏ, bón 2 kg NPK loại 16-16-8 và 1 kg bã trấu/100m2.
- Làm Sạch Cỏ Dại: Nhổ cỏ dại để đảm bảo sân golf thông thoáng. Nhổ cỏ khoảng 2-3 lần trong tháng.
Đảm bảo rằng cỏ dại không chiếm diện tích và lấy dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cỏ sân golf.
Quy Trình Chăm Sóc Trong Những Tháng Tiếp Theo
Trong những tháng tiếp theo, bạn cần tiếp tục quy trình chăm sóc cỏ:
- Tưới Nước Đều Đặn: Tưới nước thường xuyên giúp cỏ duy trì sự xanh tốt và giữ độ ẩm cho đất. Đảm bảo không tưới quá nhiều để tránh tình trạng ngập úng.
- Bón Phân Định Kỳ: Bón phân khoảng 2 kg DAP/100m2 hàng tháng. Tuỳ theo tình trạng cỏ, bạn có thể bón thêm phân NPK để đảm bảo cỏ đều màu và phát triển đồng đều.
- Cắt Tỉa Cỏ: Nếu cỏ mọc quá mạnh hoặc lan rộng quá nhanh, cắt tỉa cỏ để duy trì độ cao và cân đối trên sân.
- Bón Phân Hữu Cơ Hoặc Phân Vi Sinh: Bón thêm phân hữu cơ hoặc phân vi sinh để cung cấp dưỡng chất cho cỏ và cải thiện sự phát triển.
4. Kinh nghiệm chọn loại cỏ sân golf chất lượng
Để đảm bảo quy trình trồng cỏ sân golf diễn ra suôn sẻ, thành công các chủ sân golf và nhà đầu tư nên đưa ra lựa chọn đúng đắn khi chọn cỏ sân golf.
Để chọn được loại cỏ ráp sân golf phù hợp, đầu tiên phải xác định được nhu cầu sử dụng. Tùy theo nhu cầu sử dụng người mua có thể chọn cỏ sân golf nhân tạo hoặc cỏ tự nhiên. Cỏ sân golf rất đa dạng nên chủ sân golf cần xác định nhu cầu sử dụng, xác định từng khu vực sân riêng biệt.
Nên lựa chọn những loại cỏ có chất lượng cao để làm cỏ sân golf. Để đảm bảo độ cứng, độ đàn hồi, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt thì chủ sân golf nên lựa chọn loại cỏ có chất lượng cao, phù hợp với cường độ vận động của golf thủ. Lựa chọn loại cỏ tốt sẽ tạo cảm giác một sân golf chuyên nghiệp, hạn chế xuống cấp.
Một điều quan trọng nữa đó là nên lựa chọn nơi cung cấp và thi công uy tín. Xác định được cỏ sân golf mua ở đâu và nơi thi công thật uy tín sẽ giúp chủ sân golf mua được loại cỏ tốt, chất lượng, không bị lừa gạt, quá trình trồng cỏ, chăm sóc cỏ chuyên nghiệp.
Tại Trung tâm đào tạo Vina Golf Center, các khóa học đánh golf được diễn ra ở những sân golf uy tín, cỏ sân golf chất lượng cao, đảm bảo sự tiện nghi và thoải mái cho người chơi. Để biết thêm về cỏ sân golf và tìm sân golf có loại cỏ thích hợp, hãy liên hệ với Vina Golf Center theo hotline.
Bài viết liên quan: