Có không ít những golfer, mặc dù không phải mới tham gia môn thể thao quý tộc này nhưng lại chưa nắm rõ về cấu tạo sân golf. Và chắc chắn rằng, nếu bạn muốn có thành tích tốt hơn với mỗi trận golf thì việc hiểu rõ địa hình, cấu tạo cơ bản trên sân là hết sức cần thiết. Hãy cùng Vina Golf Center điểm qua các thành tố cơ bản của sân golf, giúp bạn trang bị hành trang kỹ hơn cho mỗi trận golf qua bài chia sẻ dưới đây.
1. Thành phần cấu tạo của sân golf
Mỗi sân golf sẽ được xây dựng và thiết kế theo cấu trúc với vị trí đầu là Tee box đến fairway, green và cuối cùng đến hố golf. Trong từng thành phần đó sẽ có những các cấu tạo khác như hazard, rough, trees, bunker,… nhằm tạo sự đa dạng và thử thách cho người chơi. Với những hình dạng địa hình khác nhau sân golf sẽ được thiết kế để phù hợp và tối ưu nhất. Tuy rất đa dạng nhưng bạn chỉ cần nắm cơ bản những thuật ngữ dưới đây là đã có thể biết gần như toàn bộ về cấu tạo sân golf.
1.1. Tee box trong golf
Có thể hiểu rằng, tee box như là một vạch xuất phát cho chặng đua, mà ở “nhân vật chính” là những quả bóng. Khi bắt đầu trận golf bạn phải đặt bóng tại điểm chốt gọi là tee, sau đó dùng gậy driver hoặc gậy gỗ dài để đưa bóng vào vùng fairway, một nguyên tắc trong golf dành cho người mới là mỗi cú đánh đều mang chung mục đích là kéo gần khoảng cách giữa bóng và hố. Điểm chốt tee box trên cấu tạo sân golf cũng được chia thành nhiều loại nhằm cân bằng lợi thế ban đầu trong những trận golf có nhiều golfer ở nhiều trình độ kỹ thuật khác nhau.
- Tee vàng, đen: Cách hố xa nhất và dành cho những golfer chuyên nghiệp hoặc có điểm handicap thấp
- Tee xanh: Đây là điểm chốt tiêu chuẩn dành cho phần đông những golfer hoặc những golfer có điểm handicap.
- Tee trắng: Điểm chốt này sẽ là vị trí ưu tiên dành cho những người mới chơi golf hoặc lần đầu ra sân.
- Tee đỏ: Với phái nữ khi chơi golf, sẽ được xếp vào tee đỏ, nhưng một đặc cách thể hiện sự tôn trọng phái đẹp.
1.2. Fairway trong golf
Trong cấu tạo sân golf, nằm giữa điểm chốt là Tee box để bạn phát bóng và vùng green chính là khu vực fairway. Những golfer sẽ tập trung những cú đánh của mình để đưa bóng từ từ về tới hố và fairway là một tiền đề để đạt được mục đích đó.
Bởi vì, trong thiết kế sân golf vùng fairway sẽ có địa hình thuận lợi hơn so với những vùng khác nên sẽ dễ dàng hơn nếu golfer đưa bóng từ vùng fairway đến vùng green. Những cây gậy có tên gọi là gậy fairway đều được sử dụng cho việc đánh những cú bóng dài để đưa bóng ra khỏi fairway và đến vùng green (bao gồm gậy từ số 2 đến số 5, trong đó, gậy số 2 hiện tại khá ít người dùng).
1.3. Green trong golf
Vùng green hay vùng xanh, là thuật ngữ golf mà chắc hẳn các golfer ai cũng đã nghe qua. Vùng green được xem là vùng tối quan trọng trong golf, những cú gậy đưa được bóng đến đây thì gần như là nắm chắc việc sẽ vào hố trong khoảng 1 đến 2 gậy kế tiếp.
Trong cấu tạo sân golf thì vùng green chính là vùng cỏ xung quanh hố golf và được thiết kế khác biệt một chút so với những vùng khác, cụ thể là cỏ sẽ ngắn và mịn hơn nhằm tạo thuận lợi cho bóng di chuyển vào hố.
1.4. Lỗ gôn – Hole
Hole hay còn gọi là hố, lỗ gôn, là thuật ngữ được dùng để chỉ khu vực đích, khi bóng được đưa vào hole đồng nghĩa bạn đã hoàn thành vòng đấu trong một trận golf. Có thể hiểu đơn giản rằng, nếu xem tee box là vạch xuất phát, thì hole chính là đích trong chặng đua.
Trong cấu tạo sân golf, hố được thiết kế có đường kính là 10,8 cm và cờ sẽ được cắm tại tâm. Mục đích của cờ là để xác định vị trí hố theo nguyên tắc sau:
- Cờ màu đỏ: Thể hiện cho golfer biết hố nằm trước vùng xanh.
- Cờ màu trắng: Giúp người chơi golf biết được hố đang nằm giữa vùng xanh.
- Cờ màu xanh: Đánh dấu vị trí lỗ golf nằm phía sau vùng xanh.
1.5. Rough trong cấu tạo mặt sân golf
Trong cấu tạo sân golf thì rough được xem là đường biên xung quanh vùng fairway. Các golfer thường tránh để bóng bị rơi vào vùng này, bởi lẻ, khu vực này thường có địa hình không thuận lợi và nếu đưa bóng từ vùng rough vào hố thì sẽ khó hơn rất nhiều.
1.6. Thành phần của sân golf – Golf Hazards
Hazards trong cấu tạo sân golf được hiểu là những thành phần chướng ngại được thêm vào sân nhằm gia tăng thử thách cho người chơi. Hazard có thể là những ao nước, những hố cát,… Một Hazard nước có thể là ao, hồ, những rạch nước hay sông và chúng được đánh dấu bằng những cọc màu vàng. Những Hazard ở bên, sẽ chạy dọc theo chu vi của lỗ gôn và không được đặt trực diện giữa Tee với Green và những hazard này được đánh dấu bằng những cột màu đỏ. Hazards sẽ là lợi thế cho những người chơi giàu kinh nghiệm vì trong golf những chướng ngại có thể được xem như là khúc cua trong một đường đua, chính là nơi mà những “tay đua cừ khôi” vượt mặt đối thủ.
1.7. Fringe/ Collar trong golf
Trong cấu tạo của sân golf phần Fringe/Collar là phần bao quanh vùng Green và nằm kéo dài theo các bụi rậm hoặc các hàng cây, khu vực này sẽ có phần thô hơn, cỏ cũng cao hơn, cũng sẽ là một khó khăn cho các golfer nếu chẳng may bóng bị rơi vào khu vực này.
1.8. Trees (cây cối bao quanh)
Cấu tạo sân golf được thiết kế theo nhiều loại khác nhau, tùy vào quan cảnh, địa hình của mỗi nơi. Nhưng nhìn chung, các sân golf luôn có cây xanh quanh sân gôn, để vừa tăng tính thẩm mỹ và cũng sẽ đem lại một thách thức cho những golfer.
Một trong trường hợp khiến các golfer bối rối nhất đó chính là bóng bị vướng trên các cành cây, thậm chí bị kẹt dưới phần rễ cây. Lúc này, đòi hỏi sự suy tính thông minh từ người chơi để đưa bóng ra ngoài với số gậy ít nhất.
1.9. Bunker
Bunker chính là những bẫy cát, được thiết kế thêm vào sân golf nhằm tăng sự hấp dẫn, thử thách cho người chơi. Các bunker có thể là lỗ hoặc chỗ đất lún ở khu vực round được lấp đầy bằng cát hoặc những chất liệu tương tự.
Với mỗi bunker sẽ có những kích thước, độ sâu và vị trí khác nhau từ đó sẽ tạo nên những thách thức có độ khó khác nhau cho các golf thủ. Đối với khu vực này, sẽ có một cú đánh riêng biệt, với tên gọi là bunker shot trong đó bunker chính là chỉ chương ngại bẫy cát.
2. Thông tin về cỏ trồng sân golf
Hiện nay, với thị hiếu ngày càng gia tăng về bộ môn golf, kéo theo đó là nhu cầu về sân golf cũng tăng cao, mà để hoàn thiện một sân golf thì cỏ chính là một phần đặc biệt quan trọng.
- Việt Nam, hiện đang có các loại cỏ trên sân golf được dùng chủ yếu là: cỏ golf Bermudagrass cỏ golf Perennial Ryegrass, cỏ golf Bentgrass, cỏ golf Zoysia.
- Tuy nhiên loại cỏ được sử dụng nhiều nhất là cỏ Bermuda Grass.Bởi vì đặc tính rễ của cỏ Bermuda Grass bám chặt và sâu, đặc biệt là dưới cát. Lá cỏ Bermuda Grass nhỏ, mịn, không cản đường bóng lăn cùng sức sinh trưởng mạnh phù hợp với địa hình và thời tiết của khí hậu Việt Nam. Một lý do nữa, không thể phù hợp hơn chính là chi phí bảo dưỡng, trồng lại không quá cao, điều này sẽ tiết kiệm được phần lớn chi phí bảo dưỡng cho sân golf.
Với sự phát triển, thay đổi nhanh chóng trong tương lai gần, thì cấu tạo sân golf có thể có nhiều thay đổi. Nhưng tại thời điểm hiện tại, với những kiến thức về cấu tạo sân golf mà Trung tâm đào tạo Vina Golf Center đã chia sẻ, chắc chắn sẽ là nền tảng vững chắc để bạn có cái nhìn tổng quát và dễ dàng thích nghi với từng loại sân golf khác.
Trung tâm Vina Golf Center thường có những khoá học golf được đào tạo và luyện tập trên những sân golf chuyên nghiệp để tăng độ trải nghiệm giúp nhanh chóng nâng cao kỹ năng trở thành một golfer thực thụ đặc biệt là khoá học golf nâng cao. Mọi thông tin chi tiết về các khoá học golf bạn có thể liên hệ hotline để được biết thêm thông tin chi tiết.
Bài viết liên quan:
- Tìm hiểu có bao nhiêu lỗ trên sân golf
- Tìm hiểu về hệ thống Vinpearl golf
- Top 4 sân golf Vĩnh Phúc nổi tiếng
- Bảng giá sân golf The Dàlat at 1200
- Dịch vụ FLC Quy Nhon Golf Links